fbpx

Tuyến trùng nỗi lo khi tái canh cà phê

TÁI CANH CÀ PHÊ – ĐẤT CŨ TƯ TƯỞNG MỚI

       Trong những năm gần đây, thuật ngữ ” tái canh” đã trở nên thân thuộc với nông dân Tây Nguyên. Thay vì cưa gốc, ghép cải tạo làm trẻ hóa vườn cà phê, người trồng đã lựa chọn tái canh chính là trồng lại cà phê trên đất đã trồng cà phê. Tuy nhiên, cà phê tái canh nếu không xử lý và chăm bón hợp lý sẽ bị nhiều nấm bệnh tấn công. Trong đó, tuyến trùng là một bệnh khá nguy hiểm, bệnh xuất hiện ở cả cà vườn cà phê kinh doanh, lẫn kiến thiết cơ bản, bệnh có thể gây chết hàng loạt trên cây cà phê. Vậy tuyến trùng là gì?  Làm sao để tái canh hiệu quả?

1. Nguyên nhân bệnh tuyến trùng rễ

– Do tuyến trùng Pratylenchus – Meloidogyne spp và nấm ký sinh Fusarium solani gây ra
– Những vết thương hở do tác động của côn trùng gây hại, cào xới đất,.… tạo điều kiện thuận lợi để nấm bệnh tấn công cây cà phê.
– Vào mùa mưa, độ ẩm thích hợp để rễ cây cà phê phát triển sẽ là nguồn thức ăn cho tuyến trùng và nấm bệnh phát triển mạnh.
– Lạm dụng phân bón và thuốc BVTV làm cho các vi sinh vật có lợi trong đất bị tiêu diệt, tuyến trùng, nấm bệnh phát triển và thông qua phương pháp tưới nước tràn bồn làm dịch bệnh phát tán nhanh hơn.
2. Triệu chứng
– Cây bị chùn đọt, vàng lá, kém phát triển
– Rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào, nhiều rễ bị u sưng từng cục. Cây bị nặng, rễ lớn cũng bị thối từ lớp vỏ ngoài vào dẫn đến cây không hấp thụ được dinh dưỡng và chết.
3. Tại sao tuyến trùng lại xuất hiện nhiều trên các vườn tái canh?
– Qua nhiều năm, sự hình thành các loài sâu bệnh hại tồn tại trong đất trồng cà phê được chuyên biệt, thích nghi với sự gây hại lên cây cà phê. Nhưng sự gây hại không nghiêm trọng vì trong đất còn có nhiều sinh vật đối kháng khác và khả năng kháng lại của bản thân cây cà phê. Sau khi nhổ bỏ cây cũ để tái canh, nguồn gây bệnh sẽ phát triển do những loài sinh vật đối kháng giảm sút và do nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt khiến chúng tập trung lại gây hại lên cây con mới trồng.
– Đất đai bị thoái hóa: Sau nhiều năm canh tác cà phê, với mức độ thâm canh cao, chắc chắn rằng lượng dinh dưỡng mà cây hấp thụ từ đất rất lớn. Do đó, nguồn dinh dưỡng cạn kiệt đặc biệt là những loại khoáng, hữu cơ được phong hóa qua hàng triệu năm. Bón nhiều phân vô cơ mà không bổ sung phân hữu cơ là nguyên nhân làm đất bị chai, thoái hóa. Độ xốp và sự mầu mỡ giảm khiến độ phì và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Đồng thời, mật độ vi sinh đối kháng bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến các nầm bệnh phát triển không được kiểm soát.
=> Đất bị thoái hóa và nguồn sâu bệnh hại tích tụ trong quá trình canh tác chính là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cà phê tái canh bị tuyến trùng. Vậy để tái canh hiệu quả bà con phải cải tạo và xử lý nguồn sâu bệnh trong đất bằng cách bổ sung vi sinh vật có lợi giúp cân bằng hệ sinh thái đất.
Với bộ đôi EM Green 01 + Bio Green 02 Mycorhiza tuyến trùng sẽ không còn là nỗi lo khi tái canh.
✅✅EM Green 01: gồm VSV cố định đạm, phân giải đạm, phân giải các chất khó tan, Rhizobium, Anaerobic Bacter,… giúp:
– Bổ sung VSV có lợi
– Cải tạo, giúp đất tơi xốp
– Phục hồi nền đất bị thoái hóa
– Phân giải các chất hữu cơ,..
✅✅ Bio Green 02 Mycorhiza tổng hợp trên 35 chủng vi sinh có lợi như: Mycorhiza, EndoMycorhiza, Balciluss subtillus, Balciluss thuringiensis, Stretomyces lydicus, Trichoderma, Azotobacter, photphourus, nấm rễ, xạ khuẩn,…. giúp:
– Bảo vệ và phát triển hệ rễ
– Kiểm soát nấm bệnh trong đất vào mùa mưa
– Phục hồi hệ vi sinh vật, hệ sinh thái
– Xử lý tuyến trùng rễ, phục hồi hệ rễ kém phát triển
– Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh
– Giúp nhà vườn tái canh trên nên đất cũ.
👉👉👉Để tái canh hiệu quả bà con hãy sử dụng bộ đôi EM Green 01 + Bio Green 02 Mycorhiza giúp cải tạo đất và phòng trừ tuyến trùng hiệu quả.
## Ánh Dương Tây Nguyên – Mang lại sự sống cho đất

Liên hệ với chúng tôi để được các kỹ sư nông nghiệp TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Công ty TNHH Ánh Dương Tây Nguyên

212 Trường Chinh, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai

Hotline: 086.967.2228

Mail: anhduongtaynguyen.co.ltd@gmail.com

Leave Comments

0869672228
0833756779